Giải pháp
Tài nguyên
TÍNH NĂNG

Quản lý công việc

Tổ chức trực quan, cộng tác liền mạch

Xây dựng ứng dụng

Vận hành quy trình nghiệp vụ trôi chảy

Quản lý quy trình

Liên kết chuỗi giá trị liên phòng ban

KHÁM PHÁ SẢN PHẨM
Kham pha san pham 1

Đăng ký sử dụng miễn phí và trải nghiệm các bài học được thiết kế dành riêng cho bạn, bất kỳ lúc nào!

THEO PHÒNG BAN

Marketing

Tối ưu hiệu suất marketing, thúc đẩy chuyển đổi

Kinh doanh

Tinh gọn hoạt động bán hàng, tăng doanh thu 

Nhân sự

Xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu suất cao

Vận hành

Vận hành trôi chảy trên toàn doanh nghiệp

Thu mua

Ra quyết định thu mua dựa trên dữ liệu

THEO NGÀNH NGHỀ

Bán lẻ

Vận hành đa kênh, tăng cơ hội bán hàng

Xây dựng

Kiểm soát tiến độ dự án, tối ưu hóa biên lợi nhuận

TÀI NGUYÊN

Video hướng dẫn

Khám phá chuỗi video hướng dẫn đơn giản

Trung tâm hỗ trợ

Tìm kiếm hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cộng đồng

Hỏi đáp, kết nối với cộng đồng người dùng

Blog

Tối ưu vận hành doanh nghiệp số

Tin tức

Góc nhìn báo chí và hoạt động nổi bật

AI Agent là gì?

Không chỉ là chatbot nâng cấp, AI Agent gần giống một “nhân viên số” có thể tự lên kế hoạch, phối hợp, hành động, và học hỏi như một chuyên viên thực thụ trong doanh nghiệp hiện đại.
ai agent - tác nhân ai - trí tuệ nhân tạo

AI Agent là gì?

AI Agent là gì?

AI Agent (tác nhân AI) là một thành phần phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động thực hiện nhiệm vụ, ra quyết định và tương tác với môi trường mà không cần sự can thiệp liên tục của con người.

Ví dụ, trợ lý ảo Siri của Apple là một AI Agent có thể nghe lệnh bằng giọng nói, tìm kiếm thông tin, gửi tin nhắn, đặt lịch hẹn và điều khiển thiết bị. Tất cả đều được thực hiện một cách tự động dựa trên yêu cầu của người dùng.

AI Agent hoạt động như thế nào?

Dưới đây là 5 thành phần cốt lõi trong cách một AI Agent vận hành:

1. Xác định vai trò và mục tiêu

  • Mỗi agent được khởi tạo với vai trò cụ thể: ví dụ như trợ lý tuyển dụng, chuyên viên mua hàng, hay phân tích tài chính.
  • Nhân dạng (persona) bao gồm giọng điệu, phong cách phản hồi và phạm vi hành động, đảm bảo agent hành xử phù hợp trong mọi tình huống.
  • Người dùng hoặc hệ thống sẽ cung cấp mục tiêu và công cụ, agent sẽ tự phân rã mục tiêu và chủ động lên kế hoạch hành động.

Ví dụ: Agent được giao vai trò “chuyên viên mua hàng” và mục tiêu là tìm nhà cung cấp phù hợp nhất theo tiêu chí giá, chất lượng và thời gian giao hàng.

2. Lập kế hoạch và phân rã tác vụ

  • Agent sử dụng mô hình AI tiên tiến (LLM hoặc frontier model) để lập kế hoạch linh hoạt, không phụ thuộc vào kịch bản có sẵn.
  • Với mục tiêu phức tạp, agent sẽ chia nhỏ thành nhiều tác vụ, có thể tự xử lý hoặc phân phối cho các agent chuyên trách khác.
  • Trong trường hợp đơn giản, agent có thể phản hồi trực tiếp mà không cần lập kế hoạch.

Ví dụ: Để xử lý yêu cầu trên, agent sẽ tách thành các bước: đọc tiêu chí mua hàng, rà soát danh sách nhà cung cấp, gửi yêu cầu báo giá, tổng hợp và so sánh.

3. Sử dụng công cụ để hành động

  • Agent được kết nối với các công cụ như trình duyệt, API, hệ thống ERP/CRM hay công cụ tính toán.
  • Tùy từng nhiệm vụ, agent chọn công cụ phù hợp để truy xuất dữ liệu, phân tích và thực hiện hành động cụ thể, như tạo báo cáo, điền biểu mẫu hay gửi yêu cầu.

Ví dụ: Agent tra cứu báo giá từ email, quét hợp đồng từ PDF, truy xuất dữ liệu tồn kho trong ERP và sinh bảng tổng hợp kèm đề xuất.

4. Giao tiếp và phối hợp

  • Agent tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên để cập nhật tiến độ, xác nhận thông tin hoặc xin thêm dữ liệu.
  • Trong hệ thống phức tạp, nhiều agent sẽ phối hợp theo từng vai trò, ví dụ: agent chọn nhà cung cấp, agent rà soát hợp đồng, agent xử lý thanh toán, để xử lý quy trình từ đầu đến cuối.
  • Các agent có thể chia sẻ dữ liệu chung để đảm bảo không trùng lặp và luôn cập nhật.

Ví dụ: Trước khi ra quyết định đặt hàng, agent gửi đề xuất cho CFO phê duyệt, và gọi agent pháp lý để rà lại điều khoản hợp đồng.

5. Ghi nhớ và cải thiện hiệu suất

  • Agent được trang bị bộ nhớ đa tầng:
    • Short-term: lưu tương tác gần nhất
    • Long-term: lưu dữ liệu và đối thoại trong quá khứ
    • Episodic: lưu lại từng phiên làm việc cụ thể
    • Consensus: chia sẻ giữa các agent trong hệ thống
  • Sau mỗi nhiệm vụ, agent có thể tự đánh giá kết quả, ghi nhớ phản hồi của người dùng, và điều chỉnh cho lần sau, quá trình này gọi là iterative refinement.

Ví dụ: Nếu lần trước CEO chọn nhà cung cấp dựa trên yếu tố “ưu tiên giao hàng nhanh hơn giá rẻ,” agent sẽ tự điều chỉnh tiêu chí sàng lọc cho lần tiếp theo, không cần nhắc lại.

AI Agent khác các công nghệ AI khác ở điểm nào?

Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn hình dung rõ sự khác biệt giữa AI Agent và các công nghệ AI phổ biến khác (AI Assistant, Bot):

AI Agent AI Assistant Bot
Mục đích Tự động và chủ động thực hiện nhiệm vụ Hỗ trợ người dùng thực hiện nhiệm vụ Tự động hóa các tác vụ hoặc hội thoại đơn giản
Khả năng Thực hiện quy trình phức tạp nhiều bước, học hỏi, thích ứng, ra quyết định độc lập Phản hồi yêu cầu, đưa thông tin và đề xuất, người dùng ra quyết định Làm theo kịch bản cố định, khả năng học hạn chế
Cách tương tác Chủ động, hướng đến mục tiêu cụ thể Phản ứng theo yêu cầu của người dùng Phản ứng theo lệnh hoặc tín hiệu kích hoạt đơn giản
Ứng dụng điển hình Tác nhân mua hàng, tuyển dụng, lập kế hoạch tài chính phức tạp… Trợ lý cá nhân, tìm kiếm thông tin, lên lịch… Chatbot CSKH, trả lời FAQ, tự động gửi thông báo…

Cách áp dụng AI Agent trong các lĩnh vực doanh nghiệp

Tùy vào đặc thù từng phòng ban, doanh nghiệp có thể triển khai AI Agent theo một số ví dụ sau:

Bộ phận Ứng dụng AI Agent thực tiễn
Tài chính
  • Tự động hóa báo cáo sổ cái, hóa đơn, biên lai, hồ sơ thuế và tuân thủ
  • Phát hiện và xử lý tranh chấp hóa đơn
  • Dự báo dòng tiền, xu hướng thị trường và rủi ro
Nhân sự
  • Viết JD, sàng lọc CV, phỏng vấn mô phỏng, tự động onboarding
  • Xử lý đơn nghỉ phép theo chính sách
  • Gợi ý lộ trình đào tạo cá nhân hóa
IT & Phát triển
  • Phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật
  • Tự động review code, kiểm thử và triển khai (CI/CD)
  • Tối ưu quản lý tài nguyên hệ thống
Marketing
  • Phân tích hành vi khách hàng, dự đoán xu hướng tiêu dùng
  • Tối ưu nội dung quảng cáo (A/B test, cá nhân hóa)
  • Theo dõi hiệu quả chiến dịch theo thời gian thực
Mua hàng
  • Tìm kiếm và đề xuất nhà cung cấp
  • Tự động tạo đơn hàng, hóa đơn, hợp đồng
  • Dự đoán chậm trễ giao hàng và đề xuất thay thế phù hợp
Bán hàng & CSKH
  • Phân loại ticket, phát hiện sớm khiếu nại, đề xuất xử lý
  • Gợi ý cơ hội upsell/cross-sell theo hành vi khách hàng
  • Tự động hóa xử lý tranh chấp
Chuỗi cung ứng
  • Dự báo nhu cầu, tối ưu tồn kho và logistics
  • Tự động điều phối vận chuyển theo chi phí, thời gian hoặc mục tiêu môi trường
  • Phát hiện lỗi, đặt hàng thay thế kịp thời
Trải nghiệm khách hàng
  • Tích hợp trên website/app để hỗ trợ trực tuyến
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, chăm sóc sau bán, hỗ trợ sức khỏe tinh thần

AI Agent không chỉ giúp tự động hóa công việc mà còn mở ra cách tiếp cận hoàn toàn mới trong tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Với khả năng xử lý linh hoạt, cộng tác theo vai trò và thích ứng theo thời gian thực, AI Agent đang đóng vai trò trung tâm trong làn sóng tái kiến trúc doanh nghiệp.

McKinsey ước tính Gen AI có thể tạo ra tới 4.4 nghìn tỷ USD giá trị mỗi năm – và AI Agent chính là cầu nối biến tiềm năng đó thành tăng trưởng thực tế.

Mục lục
Nhấn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Theo dõi blog
notiication 2

Các câu hỏi thường gặp

  • AI Agent là gì? AI Agent khác gì với chatbot hay trợ lý ảo?

    AI Agent (tác nhân AI) là tác nhân phần mềm sử dụng AI để tự động thực hiện nhiệm vụ, ra quyết định, tương tác linh hoạt và có thể phối hợp với các agent khác — không cần con người can thiệp liên tục. AI Agent có khả năng chủ động phân rã mục tiêu, lập kế hoạch, ra quyết định độc lập và phối hợp với các agent khác – vượt xa khả năng phản ứng thụ động của chatbot và assistant thông thường.

  • Doanh nghiệp có thể ứng dụng AI Agent vào lĩnh vực nào?

    Tài chính, nhân sự, CNTT, marketing, mua hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, và trải nghiệm khách hàng đều có thể ứng dụng AI Agent để tự động hóa và tối ưu.

  • Làm sao để một AI Agent biết phải làm gì?

    Agent được thiết lập vai trò, mục tiêu và công cụ cụ thể. Sau đó, nó tự động phân rã tác vụ, sử dụng công cụ, phối hợp với người dùng hoặc agent khác và cải thiện hiệu suất theo thời gian.

Bài viết liên quan

Cập nhật bài viết mới cùng Cleeksy

Lãnh đạo chuyển đổi, vận hành số, quản trị linh hoạt cho doanh nghiệp tương lai.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Nhận trọn bộ năng lực vận hành số từ chuyên gia

Đăng ký nhận tư vấn và thiết kế bộ năng lực vận hành số toàn diện được “may đo” theo thực tế doanh nghiệp.