Doanh nghiệp số là gì?
Doanh nghiệp số là mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ số để đổi mới và tối ưu hóa toàn bộ quy trình vận hành, sản phẩm và dịch vụ, nhằm tạo ra giá trị từ công nghệ số, như:
- Tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới
- Cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa
- Tối ưu hóa quy trình để đạt được lợi thế cạnh tranh
Trong thực tế, doanh nghiệp số thường ứng dụng đồng thời nhiều công nghệ hiện đại để vận hành và đổi mới.
Các công nghệ phổ biến gồm:
- Nền tảng số: website, app, mạng xã hội, phần mềm HRM, CRM…
- Công nghệ lõi: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, blockchain, big data…
Nhờ đó, doanh nghiệp:
- Kết nối và quản lý hệ thống toàn diện (nhờ công nghệ cloud…)
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng (nhờ AI & dữ liệu)
- Tăng tốc quy trình và tối ưu hiệu suất
Một số ví dụ tiêu biểu: các doanh nghiệp số như Amazon, Google, Netflix, Apple đều tích hợp công nghệ số vào mọi khâu, từ sản phẩm đến vận hành. Nhờ đó, họ đổi mới liên tục, mở rộng nhanh và tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với doanh nghiệp truyền thống.
Làm sao trở thành 1 doanh nghiệp số?
Để trở thành một doanh nghiệp số thực thụ, các doanh nghiệp không những cần ứng dụng công nghệ mà còn phải thay đổi cách nhìn về toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Theo McKinsey, có 4 yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp “chạm tới điểm ngọt” của chuyển đổi số:
- Xác định rõ giá trị số nằm ở đâu: Doanh nghiệp cần hiểu giá trị thực sự đến từ đâu: tiếp thị, bán hàng, tự động hóa vận hành, hay toàn bộ chuỗi giá trị. Không rõ điều này, đầu tư số sẽ dàn trải và thiếu hiệu quả.
- Ưu tiên mục tiêu: Danh mục chuyển đổi số thường rất rộng. Điều quan trọng là chọn đúng sáng kiến tạo tác động thực, thay vì làm tất cả, hãy làm những thứ tạo giá trị nhất.
- Tư duy từ đầu đến cuối (end-to-end): Khách hàng số mong muốn trải nghiệm liền mạch từ lúc tìm hiểu đến sau bán hàng. Điều đó đòi hỏi các phòng ban không được vận hành rời rạc mà phải phối hợp chặt chẽ, dùng chung dữ liệu và quy trình.
- Xem lại danh mục kinh doanh và năng lực cốt lõi: Số hóa có thể làm thay đổi giá trị từng mảng kinh doanh. Các CEO cần đánh giá lại toàn bộ danh mục hoạt động, xác định mảng nào nên tiếp tục đầu tư, mảng nào cần chuyển hướng, đồng thời xây dựng các năng lực mới để thích nghi.
Điều khó nhất không nằm ở công nghệ, mà là ở khả năng tổ chức lại bộ máy để vận hành như một hệ thống thống nhất. Phá vỡ “silo” giữa các bộ phận, chuẩn hóa dữ liệu và quy trình, thay đổi cấu trúc quản trị: đây chính là những bước chuyển mang tính quyết định.