Giải pháp
Tài nguyên
TÍNH NĂNG

Quản lý công việc

Tổ chức trực quan, cộng tác liền mạch

Xây dựng ứng dụng

Vận hành quy trình nghiệp vụ trôi chảy

Quản lý quy trình

Liên kết chuỗi giá trị liên phòng ban

KHÁM PHÁ SẢN PHẨM
Kham pha san pham 1

Đăng ký sử dụng miễn phí và trải nghiệm các bài học được thiết kế dành riêng cho bạn, bất kỳ lúc nào!

THEO PHÒNG BAN

Marketing

Tối ưu hiệu suất marketing, thúc đẩy chuyển đổi

Kinh doanh

Tinh gọn hoạt động bán hàng, tăng doanh thu 

Nhân sự

Xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu suất cao

Vận hành

Vận hành trôi chảy trên toàn doanh nghiệp

Thu mua

Ra quyết định thu mua dựa trên dữ liệu

THEO NGÀNH NGHỀ

Bán lẻ

Vận hành đa kênh, tăng cơ hội bán hàng

Xây dựng

Kiểm soát tiến độ dự án, tối ưu hóa biên lợi nhuận

TÀI NGUYÊN

Video hướng dẫn

Khám phá chuỗi video hướng dẫn đơn giản

Trung tâm hỗ trợ

Tìm kiếm hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cộng đồng

Hỏi đáp, kết nối với cộng đồng người dùng

Blog

Tối ưu vận hành doanh nghiệp số

Tin tức

Góc nhìn báo chí và hoạt động nổi bật

Số hoá quy trình (Digitalization) là gì?

Và tầm quan trọng của số hóa quy trình khi là bước tiền đề để doanh nghiệp bắt đầu lộ trình chuyển đổi số.
digitalization - số hóa quy trình - vận hành doanh nghiệp

Số hoá quy trình (Digitalization) là gì?

Số hoá quy trình (Digitalization) là gì?

Số hóa quy trình là quá trình ứng dụng công nghệ số để cải tiến quy trình vận hành, thay đổi cách thức làm việc, tối ưu hiệu suất và tạo ra cơ hội giá trị mới cho doanh nghiệp.

Khác với Digitization (chỉ đơn thuần số hoá dữ liệu), Digitalization sử dụng những dữ liệu số đó để tái thiết hoạt động kinh doanh theo cách hiệu quả hơn, tự động hơn và minh bạch hơn.

Ví dụ về số hoá quy trình trong doanh nghiệp:

  • Tự động xử lý đơn hàng: Khách đặt hàng qua website, hệ thống tự ghi nhận, kiểm tra tồn kho, gửi đơn đến bộ phận kho vận, không cần xử lý thủ công.
  • Triển khai phần mềm CRM: Thay vì ghi chép rời rạc, toàn bộ dữ liệu khách hàng, tương tác, báo giá, hợp đồng được lưu trữ và xử lý trong một hệ thống tập trung.
  • Sử dụng chatbot thay thế nhân viên chăm sóc khách hàng: Giải đáp các câu hỏi lặp lại, ghi nhận yêu cầu hỗ trợ, gửi thông tin cơ bản qua tin nhắn tự động.
  • Ứng dụng hệ thống ERP: Tích hợp và số hoá các quy trình kế toán, nhân sự, sản xuất, giúp toàn doanh nghiệp vận hành trên một hệ thống đồng bộ.
  • Ghi nhận và phê duyệt đơn nghỉ phép qua app nội bộ: Thay vì gửi email hay ký tay, quy trình diễn ra trên nền tảng số, có lịch sử và dữ liệu rõ ràng.

Một case study thành công cho quá trình số hoá quy trình trong doanh nghiệp là Netflix. Họ đã bắt đầu bằng việc số hoá nội dung DVD và dữ liệu người dùng, sau đó từng bước số hoá quy trình phân phối, và cuối cùng tái định hình mô hình kinh doanh với nền tảng streaming. Kết quả là năm 2024, Netflix đạt doanh thu 36,3 tỷ USD từ nội dung có bản quyền và nội dung tự sản xuất dựa trên insight dữ liệu người dùng.

Số hoá quy trình (Digitalization) khác chuyển đổi số (Digital transformation) như thế nào?

Số hoá quy trình (Digitalization) giúp tăng tốc xử lý, giảm lỗi, tiết kiệm chi phí, và tạo ra dữ liệu có thể khai thác. Tuy nhiên, bản chất của digitalization vẫn là tối ưu cái cũ, chưa làm thay đổi mô hình kinh doanh.

Ngược lại, chuyển đổi số (Digital transformation) là bước đi chiến lược, tái thiết lại toàn diện cách doanh nghiệp tạo ra giá trị, từ mô hình kinh doanh, quy trình, đến trải nghiệm khách hàng và văn hoá nội bộ.

Nếu số hóa quy trình giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn, thì chuyển đổi số giúp doanh nghiệp đổi hướng để tồn tại và dẫn đầu. Không thể chuyển đổi số nếu thiếu nền tảng từ số hóa quy trình, nhưng nếu chỉ dừng ở số hóa quy trình, doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chuyển đổi.

Giá trị của số hoá quy trình (Digitalization) trong kinh doanh

Sau đây là một ví dụ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn giá trị của số hoá quy trình: Một công ty bán lẻ triển khai hệ thống phần mềm quản lý đơn hàng thay vì xử lý thủ công qua sổ sách và email rời rạc.

Trước khi số hoá quy trình:

  • Nhân viên phải kiểm tra hàng tồn bằng tay, gọi điện xác nhận kho, viết đơn hàng thủ công.
  • Quản lý tốn thời gian tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn để ra quyết định.
  • Khách hàng chờ lâu, dễ bị sai đơn, và không có kênh theo dõi tình trạng đơn hàng.

Sau khi số hoá quy trình đặt hàng:

  • Hệ thống cập nhật tồn kho theo thời gian thực.
  • Đơn hàng được tạo, phê duyệt và gửi về kho chỉ trong vài phút.
  • Quản lý nắm được số liệu tức thời để lên kế hoạch nhập hàng, marketing, nhân sự.

Kết quả mang lại:

  • Tăng hiệu suất đội ngũ: Nhân viên bán hàng chỉ tập trung chăm sóc khách thay vì xử lý giấy tờ.
  • Tối ưu vận hành: Quy trình luân chuyển thông tin nhanh, rõ ràng, có thể truy vết.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Giao hàng nhanh, chính xác, cập nhật trạng thái minh bạch.
  • Giảm lỗi và chi phí: Loại bỏ thao tác lặp lại, hạn chế sai sót và chi phí vận hành.

Digitalization không chỉ là “chuyển quy trình lên phần mềm,” mà là biến quy trình rườm rà thành dòng chảy thông suốt, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn, vận hành hiệu quả hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Doanh nghiệp có thể ứng dụng số hoá quy trình (Digitalization) vào đâu?

Dưới đây là 4 tình huống phổ biến mà doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng số hoá quy trình:

1. Số hoá sản phẩm & dịch vụ

Nếu doanh nghiệp có mô hình dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ, số hoá giúp bạn tạo ra chuỗi giá trị số.

Ví dụ, việc gắn mã QR hoặc mã vạch lên sản phẩm giúp truy xuất nguồn gốc, cập nhật tồn kho theo thời gian thực và hỗ trợ giao hàng chính xác. Bên cạnh đó, tích hợp thanh toán điện tử qua app hoặc website giúp rút ngắn quy trình bán hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Giá trị: Tăng tính minh bạch chuỗi cung ứng, giảm sai sót do thao tác thủ công, đẩy nhanh dòng tiền và cải thiện dịch vụ.

2. Số hoá tương tác khách hàng

Thay vì ghi chú rời rạc hoặc quản lý Excel, doanh nghiệp có thể sử dụng CRM để ghi lại toàn bộ lịch sử chăm sóc khách hàng, phản hồi, mua hàng, hoặc khiếu nại. Kết hợp thêm chatbot hoặc email tự động, bạn có thể đảm bảo khách hàng luôn được hỗ trợ kịp thời, nhất quán, ngay cả khi đội ngũ chưa kịp phản hồi.

Giá trị: Cá nhân hóa trải nghiệm, nâng cao độ hài lòng, cải thiện tỷ lệ giữ chân và tối ưu chi phí chăm sóc khách hàng.

3. Số hoá chuỗi cung ứng

Với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hoặc bán lẻ, chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn. Số hoá giúp kết nối các mắt xích trong chuỗi, từ dự báo nhu cầu, quản lý kho hàng, đến vận chuyển và giao nhận. Khi các phần mềm như WMS, TMS hay DMS được kết nối với dữ liệu thực tế, doanh nghiệp có thể kiểm soát tồn kho, dự báo hàng hóa, và tối ưu lộ trình giao hàng dễ dàng hơn.

Giá trị: Tối ưu chi phí logistics, giảm tồn kho, rút ngắn thời gian đáp ứng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.

4. Số hoá quy trình nội bộ

Các tác vụ lặp đi lặp lại như lập hóa đơn, đối soát kho, ghi nhận giao dịch tài chính đều có thể được số hoá. Doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ việc nhập liệu trên giấy sang hệ thống phần mềm như ERP, phần mềm kế toán, hay hệ thống quản lý kho.

Khi các hệ thống này được kết nối, dữ liệu sẽ tự động luân chuyển mà không cần can thiệp thủ công.

Giá trị: Giảm chi phí vận hành, hạn chế lỗi con người, tăng tốc độ xử lý và ra quyết định.

Mục lục
Nhấn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Theo dõi blog
notiication 2

Các câu hỏi thường gặp

  • Số hóa quy trình (Digitalization) là gì?

    Số hóa quy trình (Digitalization) là việc ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi và cải tiến các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp, từ các công việc thủ công sang quy trình tự động và hiệu quả hơn, nhằm tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu sai sót.

  • Sự khác biệt giữa số hóa quy trình và chuyển đổi số là gì?

    Số hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ để cải tiến quy trình hiện tại, giúp tăng hiệu quả và giảm lỗi. Trong khi đó, chuyển đổi số là quá trình tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, bao gồm thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình, và văn hóa tổ chức.

  • Lợi ích của số hóa quy trình đối với doanh nghiệp là gì?

    Số hóa quy trình giúp giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện trải nghiệm khách hàng, và tăng năng suất công việc. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, nâng cao độ chính xác và cải thiện sự minh bạch trong vận hành.

  • Doanh nghiệp nào có thể áp dụng số hóa quy trình?

    Tất cả các doanh nghiệp, từ bán lẻ đến sản xuất, đều có thể áp dụng số hóa quy trình. Các ví dụ phổ biến bao gồm tự động hóa xử lý đơn hàng, triển khai phần mềm CRM, sử dụng hệ thống ERP, và áp dụng chatbot trong chăm sóc khách hàng.

Bài viết liên quan

Cập nhật bài viết mới cùng Cleeksy

Lãnh đạo chuyển đổi, vận hành số, quản trị linh hoạt cho doanh nghiệp tương lai.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Nhận trọn bộ năng lực vận hành số từ chuyên gia

Đăng ký nhận tư vấn và thiết kế bộ năng lực vận hành số toàn diện được “may đo” theo thực tế doanh nghiệp.