Giải pháp
Tài nguyên
TÍNH NĂNG

Quản lý công việc

Tổ chức trực quan, cộng tác liền mạch

Xây dựng ứng dụng

Vận hành quy trình nghiệp vụ trôi chảy

Quản lý quy trình

Liên kết chuỗi giá trị liên phòng ban

KHÁM PHÁ SẢN PHẨM
Kham pha san pham 1

Đăng ký sử dụng miễn phí và trải nghiệm các bài học được thiết kế dành riêng cho bạn, bất kỳ lúc nào!

THEO PHÒNG BAN

Marketing

Tối ưu hiệu suất marketing, thúc đẩy chuyển đổi

Kinh doanh

Tinh gọn hoạt động bán hàng, tăng doanh thu 

Nhân sự

Xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu suất cao

Vận hành

Vận hành trôi chảy trên toàn doanh nghiệp

Thu mua

Ra quyết định thu mua dựa trên dữ liệu

THEO NGÀNH NGHỀ

Bán lẻ

Vận hành đa kênh, tăng cơ hội bán hàng

Xây dựng

Kiểm soát tiến độ dự án, tối ưu hóa biên lợi nhuận

TÀI NGUYÊN

Video hướng dẫn

Khám phá chuỗi video hướng dẫn đơn giản

Trung tâm hỗ trợ

Tìm kiếm hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cộng đồng

Hỏi đáp, kết nối với cộng đồng người dùng

Blog

Tối ưu vận hành doanh nghiệp số

Tin tức

Góc nhìn báo chí và hoạt động nổi bật

Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

AI không chỉ là một công nghệ, mà là một hành trình tiến hóa từ việc “hiểu dữ liệu” đến “tự sáng tạo”, giúp doanh nghiệp định hình lại cách tối ưu hiệu suất và vận hành.
trí tuệ nhân tạo - ai - vận hành doanh nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là năng lực của máy móc trong việc xử lý dữ liệu để mô phỏng tư duy con người, bao gồm học hỏi, suy luận, ra quyết định và hành động, với mục tiêu tăng hiệu quả, giảm sai sót và giải phóng con người khỏi những công việc lặp lại.

Chẳng hạn, AI có thể:

  • Tự động trả lời khách hàng qua chatbot
  • Dự báo doanh số dựa trên hành vi mua sắm
  • Đề xuất sản phẩm phù hợp như cách Amazon đang làm mỗi ngày.

AI không chỉ là một công nghệ đơn lẻ, mà là một hệ sinh thái bao gồm nhiều nhánh kỹ thuật khác nhau, gồm:

  • Học máy (machine learning): máy móc học từ dữ liệu thay vì được lập trình thủ công.
  • Học sâu (deep learning): một dạng học máy tiên tiến mô phỏng cách hoạt động của não người thông qua mạng nơ-ron nhân tạo.

Hiện nay, nhánh phát triển mạnh mẽ nhất của AI là Generative AI (Trí tuệ nhân tạo tạo sinh), công nghệ cho phép máy tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh, video… dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn và mạng nơ-ron sâu với hàng trăm tỷ tham số.

Cách dễ hiểu nhất để hình dung về AI là như một cấu trúc phân tầng:

  • Lớp ngoài cùng là AI: mô phỏng trí tuệ con người.
  • Bên trong là Machine Learning: giúp máy học từ dữ liệu.
  • Sâu hơn nữa là Deep Learning: học nâng cao bằng mô hình mạng nơ-ron.
  • Và gần đây nhất là Generative AI: nơi máy không chỉ hiểu mà còn sáng tạo.
ai - trí tuệ nhân tạo - deep learning - machine learning - generative ai
Mối quan hệ giữa AI, Machine learning, Deep learning và Generative AI

Ứng dụng AI vào thực tế kinh doanh

Dưới đây là những ứng dụng điển hình của AI trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp:

1. Chăm sóc khách hàng

Trả lời tin nhắn và câu hỏi phổ biến 24/7 qua chatbot và trợ lý ảo, rút ngắn thời gian phản hồi, giảm tải cho đội chăm sóc khách hàng, ưu tiên xử lý các yêu cầu từ khách hàng giá trị cao.

Theo MCKinsey, một công ty viễn thông tại Nam Mỹ đã tiết kiệm đến 80 triệu USD nhờ việc áp dụng AI vào việc giao tiếp, phân loại và phục vụ các nhóm khách hàng hiệu quả hơn.

2. Quản lý chuỗi cung ứng

Phân tích dữ liệu để dự đoán tồn kho, giá vận chuyển và nhu cầu nguyên vật liệu, giảm rủi ro thiếu hàng, dư hàng và đứt gãy chuỗi cung ứng, tối ưu kế hoạch thu mua và vận hành sản xuất.

Đây là cách nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng AI dưới dạng phân tích dự đoán, giúp chủ động hơn trong điều phối chuỗi cung ứng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh biến động liên tục.

3. Marketing và bán hàng

Phân khúc khách hàng theo hành vi, sở thích và lịch sử mua sắm, tự động gợi ý sản phẩm và tạo nội dung cá nhân hóa theo từng người, tăng tỷ lệ chuyển đổi mà không cần tăng ngân sách quảng cáo.

Trong đó, Generative AI (ChatGPT, DeekSeek, Gemini…) là mô hình AI được sử dụng phổ biến nhất khi giúp marketer viết và tối ưu nội dung nhắm trúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

4. Tuyển dụng và vận hành

Sàng lọc hồ sơ, gợi ý ứng viên phù hợp và phỏng vấn sơ tuyển bằng AI, rút ngắn thời gian tuyển dụng và giảm khối lượng công việc hành chính, cải thiện trải nghiệm ứng viên và chất lượng tuyển chọn.

5. Tài chính, bảo mật thông tin

Theo dõi hành vi bất thường trong giao dịch, truy cập và sử dụng hệ thống, cảnh báo sớm các dấu hiệu gian lận tài chính và bảo mật thông tin, tăng khả năng kiểm soát nội bộ và bảo vệ uy tín doanh nghiệp.

Báo cáo của IBM cho thấy các tổ chức ứng dụng AI trong an ninh mạng tiết kiệm trung bình 1,76 triệu USD mỗi năm nhờ phát hiện sớm rủi ro và ngăn chặn vi phạm dữ liệu trước khi gây thiệt hại nghiêm trọng.

6. Công nghệ thông tin

Tự động sinh code, kiểm lỗi và chuẩn hóa quy trình lập trình, đẩy nhanh chuyển đổi nền tảng và tái cấu trúc hệ thống cũ, giảm thời gian phát triển và phụ thuộc vào nguồn lực kỹ thuật.

Ngoài ra, AI cũng được ứng dụng vào vận hành CNTT thông qua AIOps – sử dụng machine learning và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích dữ liệu lớn, phát hiện bất thường, khắc phục sự cố và giám sát hiệu suất hệ thống theo thời gian thực, giúp đội ngũ IT phản ứng nhanh hơn và vận hành ổn định hơn.

AI không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, mà đang từng bước trở thành lợi thế cạnh tranh mới trong môi trường kinh doanh bất định. Theo Gartner, đến năm 2026, các tổ chức đầu tư bài bản vào tính minh bạch và khả năng thích ứng của AI sẽ cải thiện 50% hiệu quả triển khai và khả năng được chấp nhận trong thực tiễn – một khoảng cách dễ tạo ra sự phân hóa giữa doanh nghiệp dẫn đầu và doanh nghiệp bị tụt hậu phía sau.

Mục lục
Nhấn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Theo dõi blog
notiication 2

Các câu hỏi thường gặp

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

    AI (Artificial Intelligence) là năng lực của máy móc trong việc mô phỏng tư duy con người – bao gồm học hỏi, suy luận, ra quyết định và hành động – với mục tiêu tăng hiệu quả, giảm sai sót và tự động hóa những công việc lặp lại.

  • AI khác với các công nghệ truyền thống ở điểm nào?

    AI có khả năng mô phỏng tư duy con người: học hỏi, phân tích, ra quyết định và hành động tự động – thay vì chỉ làm theo lệnh cố định như các hệ thống truyền thống.

  • Doanh nghiệp có thể ứng dụng AI vào những bộ phận nào?

    AI có thể hỗ trợ trong chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, marketing, tài chính, tuyển dụng, CNTT… với các tác vụ như dự báo, tự động hóa và tối ưu vận hành.

  • Generative AI là gì và vì sao được quan tâm?

    Generative AI là nhánh AI có khả năng tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh, video… nhờ vào các mô hình ngôn ngữ lớn và mạng nơ-ron sâu. Đây là lĩnh vực phát triển nhanh nhất hiện nay, với các ứng dụng như ChatGPT, Gemini, Midjourney… giúp tăng hiệu suất sáng tạo và cá nhân hóa nội dung.

Bài viết liên quan

Cập nhật bài viết mới cùng Cleeksy

Lãnh đạo chuyển đổi, vận hành số, quản trị linh hoạt cho doanh nghiệp tương lai.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Nhận trọn bộ năng lực vận hành số từ chuyên gia

Đăng ký nhận tư vấn và thiết kế bộ năng lực vận hành số toàn diện được “may đo” theo thực tế doanh nghiệp.