Sản phẩm
Giải pháp
Tài nguyên
TÍNH NĂNG

Quản lý công việc

Tổ chức trực quan, cộng tác liền mạch

Xây dựng ứng dụng

Vận hành quy trình nghiệp vụ trôi chảy

Quản lý quy trình

Liên kết chuỗi giá trị liên phòng ban

KHÁM PHÁ SẢN PHẨM
Kham pha san pham 1

Đăng ký sử dụng miễn phí và trải nghiệm các bài học được thiết kế dành riêng cho bạn, bất kỳ lúc nào!

THEO PHÒNG BAN

Marketing

Tối ưu hiệu suất marketing, thúc đẩy chuyển đổi

Kinh doanh

Tinh gọn hoạt động bán hàng, tăng doanh thu 

Nhân sự

Xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu suất cao

Vận hành

Vận hành trôi chảy trên toàn doanh nghiệp

Thu mua

Ra quyết định thu mua dựa trên dữ liệu

THEO NGÀNH NGHỀ

Bán lẻ

Vận hành đa kênh, tăng cơ hội bán hàng

Xây dựng

Kiểm soát tiến độ dự án, tối ưu hóa biên lợi nhuận

TÀI NGUYÊN

Video hướng dẫn

Khám phá chuỗi video hướng dẫn đơn giản

Trung tâm hỗ trợ

Tìm kiếm hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cộng đồng

Hỏi đáp, kết nối với cộng đồng người dùng

Blog

Tối ưu vận hành doanh nghiệp số

Khám phá các lĩnh vực tiềm năng khi triển khai nền tảng vận hành số (DOP)

Vì sao nền tảng vận hành số đang trở thành chìa khóa vận hành mới cho các ngành như bán lẻ, xây dựng, sản xuất, logistics và nhiều lĩnh vực khác?
dop - digital operations platform - nền tảng vận hành số - lĩnh vực triển khai

Khám phá các lĩnh vực tiềm năng khi triển khai nền tảng vận hành số (DOP)

Không phải doanh nghiệp nào cũng thất bại vì sản phẩm không thể cạnh tranh. Nhiều tổ chức vấp ngã đơn giản vì nội bộ không phối hợp, dữ liệu không kết nối và quy trình không chuẩn hoá và linh hoạt. Đó là lúc nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform – DOP) trở thành lời giải. Không chỉ là công nghệ, DOP là một cách tổ chức lại toàn bộ dòng chảy thông tin, phối hợp giữa các bộ phận và cơ chế ra quyết định.

Bài viết này giúp bạn tìm hiểu cách DOP giải quyết bài toán vận hành của 1 số ngành nghề tiềm năng và phổ biến trong thị trường, cùng với cách tiếp cận cụ thể khi triển khai DOP vào doanh nghiệp.

Nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform – DOP) là gì?

Nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform – DOP) là một nền tảng vận hành tích hợp thế hệ mới, nơi doanh nghiệp có thể:

  • Xây dựng – lắp ghép – tùy chỉnh – tự động hóa toàn bộ quy trình vận hành một cách linh hoạt mà không phụ thuộc vào hệ thống cứng nhắc.
  • Kết nối đồng bộ và khai thác dữ liệu vận hành, phục vụ cho kinh doanh số trong tương lai.

Vì sao doanh nghiệp cần một DOP trong vận hành doanh nghiệp tương lai?

Thay vì hoạt động riêng lẻ trên từng hệ thống chức năng, nền tảng vận hành số đưa doanh nghiệp sang một trạng thái hợp nhất, kết nối dữ liệu, quy trình và con người trên một khung vận hành duy nhất:

  • Tích hợp toàn diện và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh: Nền tảng vận hành số cho phép doanh nghiệp tích hợp các hệ thống và quy trình kinh doanh khác nhau vào một nền tảng duy nhất, giúp loại bỏ các silo dữ liệu và cải thiện hiệu quả hoạt động.
  • Tăng cường khả năng thích ứng và linh hoạt: Với kiến trúc dựa trên MACH (Microservices, API-first, Cloud-native, Headless) hoặc khả năng tuỳ chỉnh theo mô hình Low-code/No-code, nền tảng vận hành số cung cấp một môi trường linh hoạt, có thể lắp ghép và có thể mở rộng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bằng cách hợp nhất các điểm tiếp xúc với khách hàng và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, nền tảng vận hành số giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian phản hồi, cá nhân hoá dịch vụ theo dữ liệu và cung cấp trải nghiệm khách hàng nhất quán hơn.
  • Hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu: Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu chuyên sâu từ nhiều nguồn, nền tảng vận hành số cung cấp thông tin chi tiết giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác và kịp thời, nhanh chóng đo lường và cải thiện điểm nghẽn.
  • Tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí vận hành: Nền tảng vận hành số tự động hóa các quy trình kinh doanh, giảm thiểu công việc thủ công và lỗi do con người, từ đó cải thiện hiệu suất và giảm chi phí vận hành.

Những lĩnh vực tiềm năng nào có thể triển khai nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform – DOP)?

Không phải doanh nghiệp nào cũng có cùng một mức độ số hoá giống nhau. Nhưng trong một thế giới mà vận hành ngày càng phức tạp và dữ liệu ngày càng phân mảnh, nền tảng vận hành số sẽ phát huy sức mạnh rõ rệt nhất ở những ngành có nhịp thay đổi nhanh, quy trình giao thoa đa phòng ban và yêu cầu ra quyết định tức thời.

Hãy cùng xem những lĩnh vực nào đang đứng trước “ngưỡng tăng tốc” – nơi nền tảng vận hành số không chỉ là công nghệ, mà là chìa khóa vận hành dài hạn.

dop - digital operations platform - nền tảng vận hành số - lĩnh vực tiềm năng triển khai

1. Ngành bán lẻ – Thương mại điện tử

Bán lẻ hiện đại không còn là bài toán mua hàng, bán hàng, mà là khả năng đồng bộ hóa trải nghiệm mua sắm và kiểm soát toàn bộ hành trình khách hàng theo thời gian thực.

Mỗi tương tác của khách hàng, từ lúc họ click vào sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, cho đến khi họ để lại phản hồi, đều tạo ra dữ liệu. Nhưng vấn đề là các mảnh dữ liệu đó chưa được kết nối và cấu trúc lại với nhau. Thông tin nằm rải rác ở từng nền tảng:

  • Hệ thống bán hàng không liên kết với kho thực tế
  • Giao vận không cập nhật kịp biến động tồn kho
  • Chăm sóc khách hàng bị động vì không nắm được trạng thái đơn hàng

Mỗi sự cố nhỏ trong một mắt xích như chậm kho, thiếu tồn, đơn thất lạc đều dẫn đến tổn thất về uy tín và doanh thu. CEO không nhìn thấy toàn cảnh vận hành, và trải nghiệm khách hàng thì thiếu nhất quán.

Nền tảng vận hành số trao cho CEO khả năng quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhìn thấy và can thiệp vào toàn bộ chuỗi vận hành bán lẻ ở cấp độ chiến lược: từ xu hướng mua sắm, biến động tồn kho, hiệu suất giao hàng đến mức độ hài lòng của khách hàng.

Tất cả trong một dòng chảy dữ liệu được cập nhật liên tục:

  • Bán hàng: Cập nhật tồn kho theo thời gian thực, giúp đội ngũ tư vấn đúng sản phẩm, đúng số lượng, tăng tỉ lệ chốt đơn và tránh mất khách vì báo sai hàng.
  • Kho vận: Tự động hóa luồng nhập – xuất – tồn, giảm lệch số liệu giữa hệ thống và thực tế, tối ưu diện tích lưu kho và hạn chế tồn hàng không quay vòng.
  • Giao hàng: Lưu trữ tập trung danh sách đơn vị vận chuyển, phân luồng đơn theo thời gian, khu vực, chi phí, theo dõi trạng thái và cảnh báo đơn có nguy cơ trễ hoặc hoàn.
  • Chăm sóc khách hàng: Toàn bộ lịch sử mua hàng, vận chuyển, khiếu nại tập trung một nơi, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao độ hài lòng sau bán.
  • Tài chính – kế toán: Dữ liệu đơn hàng, công nợ, chi phí giao hàng và hoàn trả được đồng bộ về kế toán theo thời gian thực, giảm áp lực đối soát và chốt sổ cuối kỳ.
  • CEO & quản lý: Có góc nhìn tổng thể về vận hành – tồn kho – dòng tiền – hiệu suất từng chi nhánh/kênh bán – để ra quyết định nhanh, dựa trên dữ liệu tập trung.

2. Ngành xây dựng 

Mỗi dự án trong ngành xây dựng là một “doanh nghiệp nhỏ” với hàng chục đầu mối phối hợp: từ phòng kinh doanh, ban điều hành, kỹ thuật, thầu phụ, vật tư, tài chính đến ban giám đốc. Nhưng trên thực tế, quy trình giữa các bộ phận thường bị cắt khúc, phụ thuộc vào giấy tờ, file Excel, hoặc từng cá nhân cụ thể: 

  • Hồ sơ mời thầu, báo giá và lịch sử trao đổi với khách hàng thường được lưu trữ ở nhiều kênh khác nhau, không có quy chuẩn thống nhất.
  • Dữ liệu hợp đồng, dự toán, nghiệm thu và thanh toán tồn tại rời rạc giữa các phòng ban, gây khó khăn trong việc theo dõi tiến độ và kiểm soát biến động chi phí.
  • Quy trình yêu cầu vật tư, duyệt cấp phát và thanh toán chưa được liên kết theo luồng xuyên suốt, khiến việc kiểm soát chi phí thực tế so với ngân sách gặp nhiều hạn chế.

Khi quy mô công trình mở rộng hơn nữa, quản lý công trình còn gặp nhiều khó khăn hơn. Khi người quản lý phải đối mặt với 2 bài toán: kỹ thuật và khả năng kết nối dữ liệu, quy trình và các đầu mối phối hợp trên toàn dự án.

Và đó là lúc nền tảng vận hành số phát huy vai trò.

Nền tảng vận hành số không thay thế phần mềm chuyên ngành như dự toán hay thiết kế, mà là lớp vận hành trung tâm để kết nối tất cả thành một dòng thông tin liền mạch trong quản lý dự án xây dựng: từ đấu thầu đến khi kế hoạch thi công, mua sắm vật tư, theo dõi tiến độ, đến quyết toán, chốt công nợ và đánh giá lợi nhuận:

  • Phòng kinh doanh – dự thầu: Quản lý lịch sử báo giá, phản hồi thầu, tiến độ xử lý hồ sơ, giúp tăng tỷ lệ trúng thầu và theo dõi luồng khách hàng rõ ràng.
  • Ban điều hành dự án: Theo dõi tiến độ – khối lượng thi công – khối lượng nghiệm thu theo từng giai đoạn, cảnh báo sai lệch với hợp đồng.
  • Phòng kỹ thuật – QA/QC: Chuẩn hóa quy trình nghiệm thu, kết nối công trường với văn phòng để giảm sai sót và thất lạc hồ sơ hoàn công.
  • Phòng vật tư – kho: Tự động hóa yêu cầu cấp phát, kiểm soát xuất nhập vật tư theo định mức từng công trình, giảm tồn kho ảo và thất thoát.
  • Phòng tài chính – kế toán: Liên kết dữ liệu vật tư, nhân công, thầu phụ theo thời gian thực – hỗ trợ chốt chi phí và dòng tiền sát thực tế.
  • CEO – ban giám đốc: Nắm rõ tình hình từng công trình từ tiến độ, chi phí, công nợ đến biên lợi nhuận, điều phối nguồn lực không qua cảm tính.

3. Ngành sản xuất 

Sản xuất là ngành đòi hỏi tính tổ chức cao và khả năng phối hợp chặt chẽ giữa nhiều mắt xích. Từ kế hoạch, vật tư, vận hành dây chuyền, kiểm soát chất lượng đến tài chính, mọi thứ đều cần diễn ra nhịp nhàng nếu muốn đảm bảo đúng tiến độ, kiểm soát chi phí và giữ ổn định dòng tiền.

Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng sản lượng, đa dạng hóa đơn hàng hoặc ứng phó với biến động giá nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp bắt đầu nhận ra: năng suất máy móc không phải là rào cản lớn nhất, mà là việc thiếu một hệ thống phối hợp thống nhất giữa các bộ phận:

  • Kế hoạch sản xuất bị gián đoạn do cập nhật tồn kho không kịp thời hoặc thiếu thông tin từ phòng mua hàng.
  • Lịch bảo trì không tích hợp với kế hoạch vận hành, dẫn đến ngừng máy ngoài dự kiến.
  • Dữ liệu lỗi và năng suất không được ghi nhận theo thời gian thực, gây khó khăn trong cải tiến chất lượng.
  • Tài chính không thể theo dõi chi phí sản xuất tức thời mà phải đợi tổng hợp cuối kỳ.
  • CEO thiếu góc nhìn tổng thể để đưa ra điều chỉnh khi đơn hàng tăng đột biến, hoặc thị trường biến động bất ngờ.

Nền tảng vận hành số giúp doanh nghiệp không chỉ theo dõi tiến độ, mà còn điều phối tài nguyên, lên kế hoạch bảo trì theo dữ liệu thực tế, truy xuất lỗi chất lượng, phân tích lãi gộp theo từng đơn hàng – tất cả trong một khung dữ liệu thống nhất.

  • Kế hoạch – sản xuất: Lập và điều chỉnh kế hoạch dựa trên trạng thái tồn kho và năng lực máy móc theo thời gian thực.
  • Vật tư – mua hàng: Chủ động đặt hàng theo luồng sản xuất, giảm tồn kho chết và chi phí lưu trữ.
  • Bảo trì – thiết bị: Lên lịch bảo trì dựa trên dữ liệu sử dụng thực tế, giảm thiểu ngừng dây chuyền đột xuất.
  • QA/QC: Truy xuất lỗi theo từng ca, lô, máy hoặc vật tư, hỗ trợ cải tiến quy trình.
  • Tài chính – kế toán: Ghi nhận chi phí vận hành theo từng đơn hàng, từng dây chuyền – không đợi tổng hợp cuối kỳ.
  • CEO – ban giám đốc: Có cái nhìn tổng thể về năng suất, chi phí, tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả vận hành theo thời gian thực – hỗ trợ ra quyết định kịp thời và chính xác hơn trong bối cảnh sản lượng, đơn hàng và chi phí luôn biến động.

Không dừng lại ở số lượng ngành nghề trên, nền tảng vận hành số còn mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đòi hỏi tính phối hợp cao, dữ liệu phân tán và nhu cầu phản ứng nhanh với biến động.

Ví dụ như:

  • Logistic
  • Cung ứng
  • Y tế
  • Giáo dục
  • Cung ứng
  • Viễn thông
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản lý thu mua

Nhờ cấu trúc linh hoạt và khả năng tùy chỉnh theo từng quy trình, nền tảng vận hành số có thể được “may đo” cho mọi đặc thù nghiệp vụ – từ sản xuất dây chuyền, quản lý dự án, đến dịch vụ vận hành đa điểm. Chính sự linh hoạt này giúp nền tảng vận hành số trở thành nền tảng phù hợp cho mọi doanh nghiệp đang tìm kiếm cách vận hành chủ động, kết nối và thích ứng nhanh với thay đổi.

Một số lưu ý cho doanh nghiệp triển khai nền tảng vận hành số

Việc triển khai một nền tảng vận hành số không đơn thuần là cài đặt một hệ thống mới, mà là một quá trình tái tổ chức tư duy vận hành và dòng thông tin trong toàn doanh nghiệp. Và điều này không tránh khỏi những thách thức thực tế, nhất là trong giai đoạn đầu.

  • Dữ liệu nội bộ chưa được sẵn sàng: Doanh nghiệp chưa chuẩn hóa cách ghi nhận dữ liệu, hoặc dữ liệu nằm rải rác trên các hệ thống cũ, dẫn đến mất thời gian cho giai đoạn đồng bộ và làm sạch trước khi hệ thống vận hành trơn tru.
  • Thiếu sự đồng thuận từ các phòng ban: Khi mỗi bộ phận đã quen với cách làm riêng và công cụ riêng, việc chuyển sang một nền tảng tích hợp đòi hỏi thời gian để điều chỉnh thói quen và làm rõ lại vai trò của từng mắt xích trong toàn chuỗi.
  • Thiếu vai trò cầu nối giữa nghiệp vụ và công nghệ: Do không có nhân sự có khả năng hiểu cả logic kinh doanh lẫn ngôn ngữ hệ thống để giúp chuyển đổi diễn ra hiệu quả và sát thực tế, dự án DOP dễ gặp hiểu lầm hoặc thiếu phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn và đội ngũ IT.
  • Hệ thống cũ phân mảnh: Hạ tầng công nghệ hiện tại có nhiều ứng dụng chưa kết nối, làm tăng độ phức tạp và chi phí khi tích hợp DOP vào quy trình chung. Việc kết nối những hệ thống kế thừa (legacy systems) đòi hỏi kế hoạch kỹ lưỡng và có thể tốn kém nguồn lực.
  • Tâm lý kỳ vọng “có kết quả ngay”: DOP cần thời gian để tích lũy dữ liệu, hình thành luồng chuẩn và phát huy năng lực tối ưu theo từng chu kỳ vận hành. Việc thiếu lộ trình cụ thể, hoặc ngắt quãng giữa các giai đoạn triển khai, có thể khiến dự án rơi vào trạng thái dở dang.

Giải pháp nào để tránh những sai lầm phổ biến khi triển khai nền tảng vận hành số cho doanh nghiệp?

Không có lối tắt cho một quá trình chuyển đổi vận hành mang tính nền tảng như DOP. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng, khi đi đúng cách, từng bước, có chiến lược và sự đồng hành nội bộ vững chắc, thì kết quả mang lại không chỉ là hiệu quả, mà còn là năng lực thích ứng dài hạn. Dưới đây là một số nguyên tắc triển khai nền tảng vận hành số thực tế mà doanh nghiệp có thể cân nhắc:

  • Bắt đầu từ quy trình đang gây nghẽn hoặc tạo chi phí ẩn nhiều nhất để có “quick win” đầu tiên, tạo động lực và niềm tin nội bộ.
  • Đồng hành cùng đội ngũ nội bộ thay vì áp công nghệ từ trên xuống. Đào tạo, đối thoại, ghi nhận phản hồi và để nhân sự “làm chủ” quy trình mới là yếu tố sống còn.
  • Xác định rõ mục tiêu theo từng giai đoạn, không đặt kỳ vọng quá cao ngay từ đầu mà hướng đến kết quả tích lũy, tinh gọn, cải tiến và mở rộng.
  • Xây dựng một đội triển khai “chéo phòng ban” có đủ góc nhìn về kỹ thuật, nghiệp vụ và điều hành, để đảm bảo hiểu đúng và triển khai sát với thực tế.
  • Chọn nền tảng DOP có khả năng tùy chỉnh theo nghiệp vụ, tích hợp mở và lộ trình mở rộng phù hợp, tránh rơi vào tình trạng “ép” quy trình vào khung công cụ cứng nhắc.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ mục tiêu rõ ràng, lựa chọn quy trình ưu tiên, đến việc đào tạo đội ngũ và đo lường cải tiến theo từng chu kỳ, những thách thức này hoàn toàn có thể được vượt qua. Và khi vượt qua, DOP không chỉ là công cụ công nghệ, mà là năng lực tổ chức mới mà doanh nghiệp có thể xây dựng cho tương lai.

Kết

Nền tảng vận hành số không phải là câu chuyện của một ngành nghề hay một giai đoạn chuyển đổi. Đây là nền móng cho một doanh nghiệp trưởng thành trong cách tổ chức, vận hành và phát triển. Việc triển khai nền tảng vận hành số không cần bắt đầu từ những thay đổi lớn. Hãy bắt đầu từ quy trình đang gây nghẽn, từ bộ phận đang thiếu phối hợp, từ nơi dữ liệu đang bị lãng phí. Chỉ cần đi đúng chỗ, hiệu quả của nền tảng sẽ tạo đà cho phần còn lại của doanh nghiệp.

Mục lục
Nhấn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Theo dõi blog
notiication 2

Các câu hỏi thường gặp

  • Nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform – DOP) là gì?

    Nền tảng vận hành số (DOP) là một nền tảng tích hợp cho phép doanh nghiệp kết nối quy trình, dữ liệu và con người trên cùng một khung vận hành linh hoạt. Khác với phần mềm đơn lẻ, DOP được thiết kế để tùy chỉnh – lắp ghép – tự động hóa toàn bộ chuỗi hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng nhanh với thay đổi, ra quyết định dựa trên dữ liệu và tăng tốc số hóa nội bộ một cách bền vững.

  • Nền tảng vận hành số (Digital Operations Platform - DOP) phù hợp triển khai lĩnh vực nào?

    Nền tảng vận hành số (DOP) phát huy tối đa hiệu quả ở những ngành có vận hành phức tạp, dữ liệu phân tán và cần ra quyết định nhanh – như bán lẻ, thương mại điện tử, xây dựng, sản xuất và logistics. Tuy nhiên, nhờ cấu trúc linh hoạt và khả năng “may đo” theo quy trình nghiệp vụ, DOP hoàn toàn không giới hạn ở một lĩnh vực cụ thể nào. Nền tảng này có thể áp dụng cho các lĩnh vực đặc thù khác như giáo dục, y tế, viễn thông, dịch vụ đa điểm,…

  • Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi triển khai nền tảng vận hành số (DOP)?

    Việc triển khai nền tảng vận hành số (DOP) là một hành trình chuyển đổi toàn diện, không chỉ đơn thuần là cài đặt phần mềm. Doanh nghiệp cần chuẩn bị dữ liệu sạch, có sự đồng thuận nội bộ, lựa chọn đúng quy trình ưu tiên, và đặc biệt là xây dựng một đội triển khai hiểu cả công nghệ và nghiệp vụ. DOP thành công khi nó phản ánh được chính cách doanh nghiệp đang và sẽ vận hành.

Bài viết liên quan

Cập nhật bài viết mới cùng Cleeksy

Lãnh đạo chuyển đổi, vận hành số, quản trị linh hoạt cho doanh nghiệp tương lai.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.