Sản phẩm
Giải pháp
Tài nguyên
TÍNH NĂNG

Quản lý công việc

Tổ chức trực quan, cộng tác liền mạch

Xây dựng ứng dụng

Vận hành quy trình nghiệp vụ trôi chảy

Quản lý quy trình

Liên kết chuỗi giá trị liên phòng ban

KHÁM PHÁ SẢN PHẨM
Kham pha san pham 1

Đăng ký sử dụng miễn phí và trải nghiệm các bài học được thiết kế dành riêng cho bạn, bất kỳ lúc nào!

PHÒNG BAN

Marketing

Tối ưu hiệu suất marketing, thúc đẩy chuyển đổi

Kinh doanh

Tinh gọn hoạt động bán hàng, tăng doanh thu 

Nhân sự

Xây dựng đội ngũ nhân sự hiệu suất cao

Vận hành

Vận hành trôi chảy trên toàn doanh nghiệp

Thu mua

Ra quyết định thu mua dựa trên dữ liệu

TÀI NGUYÊN

Thư viện mẫu

Template áp dụng cho từng phòng ban

Video hướng dẫn

Khám phá chuỗi video hướng dẫn đơn giản

Trung tâm hỗ trợ

Tìm kiếm hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cộng đồng

Hỏi đáp, kết nối với cộng đồng người dùng

Blog

Tối ưu vận hành doanh nghiệp số

Khả năng phục hồi (resilience): Nghệ thuật lãnh đạo vượt qua thời kỳ suy thoái

2 mức độ thách thức mà lãnh đạo cần luyện tập vượt qua để xây dựng được khả năng phục hồi (resilience) trong thời đại VUCA.
Xây dựng khả năng phục hồi resilience cho lãnh đạo

Khả năng phục hồi (resilience): Nghệ thuật lãnh đạo vượt qua thời kỳ suy thoái

Rất nhiều tình huống khó khăn xảy đến trong công việc của chúng ta hằng ngày như đau ốm, dịch bệnh, khách hàng từ chối, nhân viên bất mãn bỏ đi, công ty thua lỗ… Đó cũng là những dấu mốc quan trọng thử thách sự kiên trì và năng lực của bạn. Quan trọng là, khi đối mặt với những căng thẳng và nghịch cảnh như vậy, bạn thường có thái độ như thế nào? Bạn bình tĩnh vượt qua hay hỗn loạn, kiệt quệ?

Nếu bạn chọn cách bình tĩnh đối mặt và vượt qua một cách khéo léo, thì bạn đã nằm trong số ít những leader/manager sở hữu khả năng phục hồi (resilience) – yếu tố cốt lõi phân biệt một lãnh đạo thực thụ và các nhà lãnh đạo khác. Bởi phải có khả năng phục hồi, bạn mới dẫn dắt đội nhóm của mình bền bỉ và nhất quán được.

Vậy:

  • Khả năng phục hồi (resilience) thực chất là gì?
  • Bạn đã đạt được khả năng này chưa?
  • Vì sao chỉ một số ít người mới xây dựng được khả năng này?
  • Đâu là những yếu tố giúp bạn xây dựng resilience cho bản thân trong thời kỳ suy thoái như hiện tại?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay!

Khả năng phục hồi (resilience) là gì?

Nghe qua thuật ngữ này, ắt hẳn không ít người cho rằng đây là khả năng con người chịu đựng và bước qua được các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, nghề nghiệp. Nhưng, khả năng phục hồi không phải là việc bạn chịu đựng khó khăn và áp lực như thế nào.

Khả năng phục hồi (resilience) là khả năng bạn đi qua các cú sốc và áp lực, ngay cả khi bạn cảm thấy không bình tĩnh hoặc không tự tin. Sau đó, bạn dần thích ứng tốt với các thay đổi và tiếp tục đối mặt với nghịch cảnh nếu có.

Nó đòi hỏi ở người lãnh đạo sự linh hoạt vận dụng giữa:

Nhờ vậy, bạn và team của mình mới có thể:

  • Giải phóng các cảm xúc tiêu cực như stress, trầm cảm…
  • Kiên trì gắn kết với công việc.
  • Xây dựng sự tự tin với bất kì thách thức nào.
  • Dễ dàng nhận ra mục tiêu phía trước.
  • Hiểu rõ động lực làm việc của bản thân.
  • Lạc quan bước qua những thời kỳ khó khăn, ví dụ như suy thoái kinh tế hay giai đoạn đại dịch trước đây.

Mà muốn luyện tập khả năng này, trước tiên bạn cần biết mình đang ở trạng thái nào khi đối diện với một khủng hoảng trong công việc.

Bạn đang ở mức độ nào trong khả năng phục hồi?

Nếu hiểu cốt lõi của khả năng phục hồi là việc bạn đối mặt với căng thẳng khó khăn như thế nào và dựng lên một ma trận như dưới đây, với:

  • Trục dọc là mức độ căng thẳng mà bạn gặp phải.
  • Trục ngang là kỹ năng bạn đối diện với vấn đề gặp phải.

Bạn sẽ xác định được 4 nhóm trạng thái đối diện với căng thẳng như sau:

  1. Nhóm 1: Nếu mức độ căng thẳng cao, kỹ năng đối mặt của bạn thấp – Bạn làm việc trong trạng thái lo lắng.
  2. Nhóm 2: Nếu mức độ căng thẳng thấp, kỹ năng đối mặt của bạn thấp – Bạn làm việc trong trạng thái bình tĩnh.
  3. Nhóm 3: Nếu mức độ căng thẳng thấp, kỹ năng đối mặt của bạn cao – Bạn làm việc với trạng thái mạnh mẽ và thoải mái đón nhận.
  4. Nhóm 1: Nếu mức độ căng thẳng cao, kỹ năng đối mặt của bạn cũng cao – Bạn đạt được trạng thái cao nhất của KHẢ NĂNG PHỤC HỒI.
Ma trận khả năng phục hồi resilience
Ma trận xác định khả năng phục hồi – resilience

Nhóm 1: Nếu mức độ căng thẳng cao, kỹ năng đối mặt của bạn thấp – Bạn làm việc trong trạng thái lo lắng.

Trong 4 trạng thái đối diện với khó khăn, đây là trạng thái hỗn loạn nhất. Ví dụ như đây là trường hợp của một bạn leader mới được thăng chức, chỉ vừa bắt đầu công việc và phải đối mặt với deadline gấp rút cho một dự án quan trọng.

Do thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo đầy đủ, bạn leader này cảm thấy lo lắng, mất tự tin và không chắc chắn về khả năng hoàn thành công việc của mình.

Nhóm 2: Nếu mức độ căng thẳng thấp, kỹ năng đối mặt của bạn thấp – Bạn làm việc trong trạng thái bình tĩnh.

Nếu bạn đang ở trạng thái này, thì đây là một ngưỡng rất an toàn đối với bạn. Vì mọi thứ dường như ở trong tầm kiểm soát.

Ví dụ như bạn làm việc trong một môi trường ổn định, với ít áp lực và có thời gian đầy đủ để hoàn thành các công việc. Bạn làm việc mà không cần phải vận dụng nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc đối mặt với thách thức, do đó bạn luôn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái trong công việc.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, vì là ngưỡng quá an toàn, nên đôi khi trạng thái này lại trở thành điểm yếu cản trở sự phát triển trong công việc của bạn.

Nhóm 3: Nếu mức độ căng thẳng thấp, kỹ năng đối mặt của bạn cao – Bạn làm việc với trạng thái mạnh mẽ và thoải mái đón nhận.

Trạng thái mạnh mẽ đón nhận này cũng là một ngưỡng quá an toàn đối với bạn, thậm chí có thể nói là một trạng thái đưa ra dấu hiệu rằng bạn đang ở môi trường làm việc chưa đúng. Vì mức độ căng thẳng của công việc khiến bạn không dùng hết kỹ năng giải quyết vấn đề của mình.

Ví dụ như một giám đốc kinh doanh có nhiều kinh nghiệm và đã trải qua nhiều thách thức lớn trong sự nghiệp, nhưng gần đây lại đảm nhiệm vị trí quản lý một nhóm thực tập sinh kinh doanh nhỏ. Tuy vẫn giữ vững các kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề và luôn sẵn sàng cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào có thể xảy ra, nhưng lãnh đạo này ít có cơ hội được sử dụng.

Nói như vậy không có nghĩa là lãnh đạo này phải tìm đến một môi trường sóng gió hơn để cố thử thách bản thân. Mà có nghĩa là, nếu không được rèn luyện trong những môi trường thử thách, lãnh đạo này khó mà đạt được khả năng phục hồi đúng nghĩa.

Nhóm 4: Nếu mức độ căng thẳng cao, kỹ năng đối mặt của bạn cũng cao – Bạn đạt được trạng thái cao nhất của KHẢ NĂNG PHỤC HỒI.

Khi kỹ năng đối diện vấn đề của bạn và mức độ thách thức của vấn đề đều cao, bạn sẽ sở hữu khả năng phục hồi nếu vượt qua thách thức trọn vẹn.

Ví dụ như một CEO của một công ty khởi nghiệp đang trải qua giai đoạn khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Với áp lực lớn nhưng CEO này vẫn thể hiện sự bình tĩnh, ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, giúp công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển, thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ.

Vậy nên, có được khả năng phục hồi bắt đầu từ việc bạn dần vượt qua những thách thức ở mức độ thấp đến mức độ cao. Chính là đi từ những thách thức nhỏ và thường xuyên có mặt trong công việc hằng ngày, đến những thách thức mang tính quyết định sống – còn của doanh nghiệp.

Thực hành tỉnh thức để đạt được khả năng phục hồi khi đối diện với những thách thức nhỏ hằng ngày

Luyện tập khả năng phục hồi từ những thách thức thường xuyên xảy đến giúp lãnh đạo có được một nền tảng phục hồi vững chắc.

Bản chất của việc vượt qua những áp lực thường xuyên trong công việc hằng ngày này là làm sao để rèn luyện bộ não của mình làm quen với những điều ấy. Bởi não bộ của chúng ta có một cơ chế phục hồi nhanh hơn sau mỗi một áp lực.

Cơ chế phục hồi ấy như sau:

  • Đầu tiên, bạn gặp phải áp lực khi làm một công việc có tính thách thức.
  • Não bộ bắt đầu ghi nhận bạn đang ở trong trạng thái buồn bã và căng thẳng.
  • Sau đó, não bộ cho rằng bạn ở trọng trạng thái không an toàn và đưa ra quyết định hoặc là xử lý vấn đề, hoặc là bỏ mặc vấn đề.
  • Bạn chọn cách xử lý vấn đề và “ra hiệu” cho não bộ nhận biết.
  • Cuối cùng, não bộ xử lý vấn đề và phục hồi sau quyết định đó. Mỗi một lần như vậy là bạn đã luyện tập khả năng phục hồi tốt cho chính mình.

Những công việc áp lực khác sẽ lần lượt đến tương tự, và não bộ của bạn tiếp tục thực hiện vòng lặp trên để nâng khả năng phục hồi lên một mức độ mới.

Mấu chốt là: Ở bước “xử lý vấn đề”, làm sao bạn tập cho não bộ của mình lựa chọn xử lý và phục hồi chứ không phải là bỏ mặc hay chịu đựng? Câu trả lời nằm ở việc bạn thực hành trở thành một lãnh đạo tỉnh thức (mindful leader) với cách rèn luyện rất đơn giản, như sau:

Bước 1: Tìm một nơi yên tĩnh và riêng tư để bạn không bị phân tâm trong khoảng 5 phút. Ví dụ như phòng thiền hoặc phòng họp ở công ty, kèm theo đó bạn cần tắt chuông điện thoại và thông báo tin nhắn trên laptop.

Bước 2: Bắt đầu tư thế ngồi thoải mái, thư giãn, lưng thẳng, mắt có thể nhắm.

Bước 3: Tập trung theo dõi hơi thở của mình.

Bước 4: Không thay đổi nhịp thở của bản thân, và tiếp tục theo dõi hơi thở.

Bước 5: Nếu có sự xao nhãng hay phân tâm nào chen vào hơi thở, hãy nhanh chóng cho qua và tiếp tục qua lại nhịp thở của mình.

Bạn có thể luyện tập 5 bước này mỗi ngày trong thời gian liên tục khoảng 7-8 tuần để theo dõi kết quả. Những căng thẳng thường ngày sẽ dần biến mất và giúp bạn bình tĩnh, kiên trì đối mặt với bất cứ áp lực nào. Không những vậy, rèn luyện tỉnh thức cũng sẽ giúp bạn chú ý nhiều vào niềm vui trong công việc hơn là những nỗi lo canh cánh trong lòng. Đây là điều mang lại động lực và năng lượng làm việc cho bạn mỗi ngày.

Xây dựng mối quan hệ là cách đạt được khả năng phục hồi khi đối diện với những khủng hoảng

Không hiếm lãnh đạo gặp phải những thử thách lớn hơn trong công việc, ví dụ như bị sa thải, thua lỗ phá sản do kinh tế suy thoái, dịch bệnh thiên tai làm công ty gián đoạn… Lãnh đạo muốn đạt được khả năng phục hồi sau những biến cố này không nên chỉ đến từ việc luyện tập lý trí và não bộ. Mà nó còn cần được cải thiện từ việc xây dựng những mối quan hệ cá nhân chất lượng.

Đây là kết quả được chứng minh từ nghiên cứu của 3 tác giả Rob Cross, Karen Dillon, và Danna Greenberg, rằng: Khả năng phục hồi không chỉ là một đặc tính cá nhân mà còn được bồi đắp mỗi ngày thông qua các mối quan hệ bền chặt.

Khi bạn chìm trong bế tắc, những mối quan hệ xung quanh sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng bằng cách đồng hành cùng bạn, lắng nghe bạn, phản hồi và khuyến khích bạn. Nhờ vậy, bạn tự điều chỉnh được mục tiêu công việc và tâm lý đối diện với vấn đề, sau đó là tìm được sự tự tin để duy trì tinh thần lạc quan.

Lưu ý rằng:

Khi gặp khủng hoảng, mỗi người cần một cảm giác khác nhau từ mối quan hệ đồng hành cùng mình. Ví dụ như người thì cần được đồng cảm, một số khác thích niềm vui nên muốn được tạo động lực tích cực, số khác nữa thích một người chỉ ra định hướng khi họ phân vân… Do đó, lãnh đạo cần tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ này dựa trên nhu cầu cá nhân của mình (tính cách của bản thân, nghề nghiệp của bản thân…)

Và đây là bài thực hành bạn nên thử:

Hãy lựa chọn đúng mối quan hệ bạn cần để xây dựng khả năng phục hồi với 2 bước sau:

Bước 1 – Xác định nhu cầu cá nhân khi xây dựng mối quan hệ:

Là bước bạn cần cân nhắc xem bản thân ưu tiên yếu tố nào khi gặp căng thẳng, mệt mỏi:

  1. Bạn cần sự đồng cảm: Hãy tìm đến những mối quan hệ lắng nghe giỏi, bày tỏ sự đồng cảm để bạn có thể giải phóng cảm xúc tiêu cực.
  2. Bạn cần sự định hướng khi bị quá tải: Tìm đến những mối quan hệ đưa ra lời khuyên giúp bạn ưu tiên và điều chỉnh khối lượng công việc.
  3. Bạn cần hiểu biết hơn về con người và chính trị: Tìm đến những mối quan hệ giúp bạn hiểu về chính trị và con người trong một tình huống cụ thể.
  4. Bạn cần động lực để đi tới: Tiếp xúc với những mối quan hệ giúp bạn tìm ra được “why” & “for what” để tự tin làm việc mà không lo lắng hay do dự.
  5. Bạn cần nhìn rõ tầm nhìn phía trước: Là những mối quan hệ giúp bạn thấy được rõ ràng lộ trình phía trước nếu bạn lựa chọn làm điều này, điều kia….
  6. Bạn cần được ủng hộ quan điểm cá nhân: Tìm đến những ai giúp bạn kiên định với mục tiêu của cá nhân khi gặp phải khó khăn.
  7. Bạn cần hiểu được mục đích những việc mình đang làm: Là những mối quan hệ nhắc nhở bạn về mục đích hoặc ý nghĩa trong công việc của mình.
  8. Bạn cần sự lạc quan: Là những mối quan hệ giúp chúng ta cảm thấy vẫn còn có lối đi trong tình huống khó khăn hiện tại.

Trong số 8 nhu cầu gây dựng mối quan hệ trên, bạn hãy chọn ra tối thiểu 3 nhu cầu để tiến đến bước 2.

Bước 2 – Lập kế hoạch rõ ràng để mở rộng mối quan hệ xung quanh:

Có nhiều cách để mở rộng vòng tròn kết nối của bạn, đặc biệt là đối với một lãnh đạo, ví dụ như:

  • Tham gia các hoạt động liên quan đến sở thích cá nhân, như thể thao, từ thiện, tham gia tổ chức phi lợi nhuận…
  • Nhắm thẳng đến nhu cầu của bản thân để kết giao, ví dụ như bạn muốn nhìn rõ tầm nhìn trong giai đoạn khó khăn của công ty thì có thể liên hệ với các chuyên gia coach (khai vấn), nếu muốn có hiểu biết về con người và chính trị thì có thể tham gia trực tiếp các hiệp hội hay cộng đồng liên quan đến chính trị xã hội…

Mỗi một mối quan hệ mới là một góc nhìn mới và một trải nghiệm mới để bạn nhìn nhận và rút kinh nghiệm được rất nhiều điều như:

  • Cách họ quản lý và lãnh đạo một team.
  • Cách họ phục hồi sau một khó khăn hay khủng hoảng.

Từ đó, bạn dần kiên trì hơn, “lì đòn” hơn trước bất cứ khó khăn nào trong công việc.

Thực ra đây chính là những gì đã diễn ra trong giai đoạn hậu đại dịch Covid. Xã hội gần như chia làm 2 nửa sau khi trở lại làm việc:

  • Nhóm thứ nhất nắm bắt cơ hội để mở rộng mối quan hệ, giúp họ không còn mông lung và lo lắng trong công việc.
  • Nhóm thứ hai lại tự mình đối mặt, dần rời xa các mối quan hệ quan trọng sau giãn cách và cảm thấy choáng ngợp trước mọi thay đổi.

Đó chính là tầm quan trọng của việc kết nối để phục hồi kiên trì hơn và mạnh mẽ hơn.

Kết

Khả năng phục hồi (resilience) không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là kết quả của việc tương tác và xây dựng mối quan hệ bền vững. Để vượt qua khó khăn xảy đến, mỗi lãnh đạo cần thực hành khả năng phục hồi từ những thách thức nhỏ cho đến những khủng hoảng ảnh hưởng đến sự nghiệp. Hãy xem mỗi thử thách là một cơ hội để rèn luyện và cải thiện khả năng phục hồi của bản thân.

Mục lục
Nhấn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Theo dõi blog
notiication 2

Các câu hỏi thường gặp

  • Khả năng phục hồi (resilience) là gì?

    Khả năng phục hồi (resilience) là khả năng tự điều chỉnh bản thân để đi qua các cú sốc và áp lực, dần thích ứng với các thay đổi và tiếp tục đối mặt với nghịch cảnh một cách linh hoạt và hiệu quả. Resilience yêu cầu trí tuệ cảm xúc, thái độ tích cực, tinh thần dẻo dai, và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Nó không những thiết yếu cho lãnh đạo, nhân viên và doanh nghiệp nói chung trong thời kỳ suy thoái, mà còn là kỹ năng quan trọng cho bất cứ ai muốn vững vàng hơn qua từng thử thách trong cuộc sống.

  • Làm sao biết mình có khả năng phục hồi (resilience) hay không?

    Bạn có khả năng phục hồi khi gặp một khó khăn hay khủng hoảng ở mức độ cao mà vẫn đối diện một cách bình tĩnh và kiên định, sau đó vượt qua nó để tiếp tục làm việc. Người có resilience thường thích ứng tốt với các thay đổi, nhìn vào điểm tích cực của vấn đề và tiếp tục đối mặt với nghịch cảnh mà không bị kiệt quệ. Họ có thể nhận ra mục tiêu và động lực làm việc ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.

     

  • Làm sao xây dựng được khả năng phục hồi (resilience)?

    Để xây dựng khả năng phục hồi, bạn cần luyện tập đối mặt và vượt qua các thách thức nhỏ thường xuyên xuất hiện hàng ngày, điều này sẽ rèn luyện não bộ của bạn dần vượt qua các thách thức lớn hơn. Thực hành tỉnh thức bằng cách tập trung vào hơi thở và duy trì sự bình tĩnh cũng là một phương pháp hiệu quả để quản lý căng thẳng ở mức độ này. Sau đó, bạn cần xây dựng các mối quan hệ chất lượng giúp bạn có được sự hỗ trợ, sự rõ ràng và động viên khi đối diện với các khủng hoảng lớn hơn.

  • Lãnh đạo tỉnh thức (mindful leader) là gì? Làm thế nào để trở thành lãnh đạo tỉnh thức (mindful leader)?

    Lãnh đạo tỉnh thức (mindful leader) là người có khả năng nhận thức sâu sắc về hiện tại, giữ vững sự bình tĩnh và tập trung, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng. Để trở thành một mindful leader, bạn có thể áp dụng bài tập theo dõi hơi thở hàng ngày, không thay đổi nhịp thở mà chỉ quan sát nó, duy trì sự tập trung bất chấp sự xao nhãng. Bài tập này giúp bạn xử lý căng thẳng hiệu quả và duy trì tinh thần tỉnh thức trong lãnh đạo.

  • Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ trong công việc?

    Xây dựng mối quan hệ trong công việc bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu cá nhân của bạn, ví dụ như bạn cần sự đồng cảm, định hướng, hay cần người tạo động lực…Từ đó, bạn tìm kiếm và kết nối với những người phù hợp với nhu cầu đó, thông qua các hoạt động liên quan đến sở thích cá nhân hoặc tham gia các tổ chức, cộng đồng chuyên môn. Mỗi mối quan hệ mới không chỉ là một sự hỗ trợ mà còn là một cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng phục hồi.

Bài viết liên quan

Cập nhật bài viết mới cùng Cleeksy

Vận hành, kinh doanh, marketing, nhân sự, kế toán, và hơn thế nữa.
This field is for validation purposes and should be left unchanged.
blog cta icon